Danh sách bài viết

Tìm thấy 17 kết quả trong 0.55364322662354 giây

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 - (Đề số 10)

Lịch sử

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 - (Đề số 10)

Đề thi Giữa kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 (Đề số 10)

Lịch sử

Đề thi Giữa kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 (Đề số 10)

Đề thi Giữa Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 10)

Lịch sử

Đề thi Giữa Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 10)

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 10)

Lịch sử

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 10)

Đề thi Giữa kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 10)

Lịch sử

Đề thi Giữa kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 10)

Đề thi Học kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 10)

Lịch sử

Đề thi Học kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 10)

Đề thi Giữa kì 2 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Vật lí lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 10)

Vật lý

Bộ 100 Đề thi Vật lí lớp 12 năm học 2022 - 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 12.

Đề thi Giữa kì 2 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Vật lí lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 10)

Vật lý

Bộ 100 Đề thi Vật lí lớp 12 năm học 2022 - 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 12.

Đề thi Ngữ Văn 12 - Đề số 10 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1

Văn học

Đề thi Ngữ Văn 12 - Đề số 10 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1

Đề thi Ngữ Văn 12 - Đề số 10 - Đề kiểm tra 45 phút kì I

Văn học

Đề thi Ngữ Văn 12 - Đề số 10 - Đề kiểm tra 45 phút kì I

Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 10

Văn học

Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 10

Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 12 - Đề số 10

Văn học

Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 12 - Đề số 10

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 10

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 10

Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM) Câu 1: Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ? A. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm. B.  Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa, lịch sử. C. Tạo ra một khối lượng lớn của cải vật chất cho xã hội. D. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất. Câu 2: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành A. dịch vụ tiêu dùng.         B. dịch vụ công. C. dịch vụ kinh doanh.    D. dịch vụ cá nhân. Câu 3: Cho bảng số liệu:   BẢNG 1: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2002 Nước Sản lượng lương thực (triệu tấn) Dân số (triệu người) Trung Quốc 401,8 1287,6 Hoa Kì 299,1 287,4 Ấn Độ 222,8 1049,5 Pháp 69,1 59,5 In-đô-nê-xi-a 57,9 217,0 Việt Nam 36,7 79,7 Toàn thế giới 2032,0 6215,0 Lương thực bình quân đầu người của Việt Nam là A. 312kg/người.       B. 267kg/người.     C. 327kg/người.   D. 460kg/người. Câu 4: Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm: A. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ hành chính. B. Dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công. C. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công. D. Dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ cá nhân và dịch vụ hành chính. Câu 5: Ngành điện tử - tin học không có đặc điểm là A. không chiếm diện tích rộng. B. không gây ô nhiễm môi trường. C. không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước. D. yêu cầu lao động trẻ có trình độ, kĩ thuật cao. Câu 6: Nhược điểm lớn nhất của giao thông vận tải đường ôtô là A. độ an toàn chưa cao. B. tình trạng tắt nghẽn giao thông vào giờ cao điểm. C. gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường D. thiếu chỗ đậu xe. Câu 7: Nguồn năng lượng nào sau đây được sử dụng sớm nhất trong việc sử dụng năng lượng của thế giới? A. Than đá.       B. Dầu mỏ.         C. Nhiệt điện.        D. Năng lượng mặt trời. Câu 8: Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến A. nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. B. đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ. C. sức mua và nhu cầu dịch vụ. D. sự phân bố các mạng lưới dịch vụ. Câu 9: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là A. chuyên chở người và sự an toàn. B. chuyên hàng hóa và sự tiện nghi. C. chuyên chở người và hàng hóa. D. tốc độ chuyên chở và hàng hóa. Câu 10: Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu dịch vụ là A. mức sống và thu nhập thực tế. B. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. C. quy mô, cơ cấu dân số. D. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. Câu 11: Ở nước ta loại hình giao thông vận tải nào đang chiếm ưu thế? A. Đường hàng không. B. Đường ô tô. C. Đường sắt.     D. Đường ống. Câu 12: Nhận định nào sao đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp? A. Mở rộng thị trường lao động, tạo nhiều việc làm mới. B. Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. C. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. Thúc đẩy sự phát triển của ít ngành kinh tế khác. Câu 13: Trong các yếu tố tự nhiên sau đây, yếu tố tự nhiên nào ít ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải nhất? A. Sông ngòi.     B. Địa hình.      C. Sinh vật.          D. Khí hậu. Câu 14: Ngành công nghiệp có khả năng lớn nhất để thúc đẩy cho cả công nghiệp nặng lẫn nông nghiệp phát triển là A. công nghiệp khai thác dầu.        B. công nghiệp khai thác than. C. công nghiệp dệt - may.      D. công nghiệp điện lực. Câu 15: Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải? A. Phương thức sản xuất.     B. Yếu tố tự nhiên (địa hình, nước, khí hậu…) C. Tính chất của nền kinh tế.    D. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế. Câu 16: Sản phẩm Công nghiệp điện tử - tin học phân thành 4 nhóm là A. máy tính, linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông, điện tử tiêu dùng. B. máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông. C. thiết bị công nghệ, linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông, điện tử tiêu dùng. D. thiết bị công nghệ, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, điện tử tiêu dùng. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố ngành công nghiệp điện lực. Câu 2: (2,0 điểm) a. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. b. Mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông vận tải? Câu 3: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2003 (Đơn vị: %) Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp năng lượng của thế giới, thời kì 1950 - 2003  

Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

Trái đất và Địa lý

Đề bài I.  TRẮC NGHIỆM (4điểm) Câu 1: Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU? A.  Italia, Pháp, Phần Lan, Đức, Thụy Điển B.  Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy sĩ. C.  Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua D.  Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Luc-xăm-bua Câu 2: Lí do nào không chính xác về sự phân bố dân cư không đồng đều của Hoa Kì? A.  Thành phần dân cư phức tạp B. Lịch sử định cư C. Sự phát triển kinh tế. D. Điều kiện tự nhiên khác nhau. Câu 3: Ý nào đúng nhất khi nói về vị thế của EU trên thế giới? A.  EU có bình quân GDP trên đầu người cao B.  EU có nền kinh tế phát triển mạnh C.  EU là khu vực có nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới D.  EU là khu vực kinh tế phát triển năng động Câu 4: Liên kết Maxơ- Rainơ hình thành ở biên giới ba nước: A.  Đức, Bỉ, Hà Lan B. Đức, Pháp, Hà Lan C. Hà Lan, Đức, Luc-xăm-bua D. Anh, Pháp, Hà Lan Câu 5: Bốn mặt tự do lưu thông trong thị trường chung châu Âu là: A. Tự do trao đổi lao động, hàng hóa, lưu thông tiền vốn, tri thức B. Tự do trao đổi thông tin, đi lại, trao đổi hàng hóa, trao đổi tiền vốn C. Tự do di chuyển, lưu thông dịch vụ, lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền vốn D. Tự do di chuyển, giao thông, hàng hóa, trao đổi thông tin Câu 6: Đồng tiền chung Ơ-rô của EU được đưa vào giao dịch thanh toán từ năm nào? A. 1999                    B. 1995 C. 1997                    D. 1993 Câu 7: Các trung tâm công nghiệp lớn của Hoa Kì tập trung ở: A.  Tây Nam             B. Đông Bắc C. Đông Nam            D. Tây Bắc Câu 8: EU là bạn hàng lớn nhất của A. các nước đang phát triển B. Châu Phi C. Nhật Bản D. Hoa Kì Câu 9: Ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì là: A. Công nghiệp B. Nông nghiệp C. Thủ công nghiệp D. Dịch vụ. Câu 10: Các ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kì là: A. Đóng tàu, hóa chất, dệt, sản xuất ô tô, khai thác khoáng sản B. Luyện kim, chế tạo ô tô, dệt và chế biến thực phẩm C. Hóa dầu, công nghiệp hàng không vũ trụ, cơ khí, điện tử,… D. Luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa,… Câu 11: Liên minh châu Âu (EU) được thành lập năm nào? A. 1993                     B. 1967 C. 1957                     D. 1951 Câu 12: Đặc điểm nào không đúng với EU? A. EU là liên kết khu vực lớn trên thế giới B. EU là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới C. EU là lãnh thổ phát triển đồng đều giữa các vùng D. EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới Câu 13: Tính đến nay(2016), EU có bao nhiêu nước thành viên? A. 28                         B. 27 C. 25                         D. 23 Câu 14: Ô nhiễm môi trường biển và đại dương chủ yếu là do: A. Các sông bị ô nhiễm đổ nước ra biển                  B. Đất và nước trên lục địa bị ô nhiễm đổ ra biển C. Các sự cố đắm tàu, rửa tràn dầu                         D. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí đổ ra biển Câu 15: Đường hầm qua eo biển Măng sơ nối giữa hai quốc gia? A. Anh và Pháp B. Anh và Ý C. Anh và Đức D. Anh và Hà Lan Câu 16: Dân cư Hoa Kì tập trung đông đúc ở khu vực nào? A. Vùng phía Nam B. Vùng Đông Bắc, Đông và duyên hải phía Tây.     C. Vùng núi Cooc-đi-e D. Vùng trung tâm II. TỰ LUẬN (6điểm) Câu 1. ( 3 điểm Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU? Câu 2.(3 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giói năm 2014 (Đơn vị: %) Chỉ số Các nước, khu vực GDP Số dân EU 23,7 7,0 Hoa Kì 22,2 4,4 Nhật Bản 5,9 1,8 Trung Quốc 13,7 18,8 Ấn Độ 2,6 17,8 Các nước còn lại 31,9 50,2 - Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới. - Dựa vào biểu đồ đã  hoàn  thành và những hiểu biết của bản thân, hãy nhận xét về vị thế kinh tế của EU trong nền kinh tế thế giới.  

Đề số 10 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 41: Loại cây chiếm vị trí quan trọng nhất trong số các cây trồng ở Trung Quốc là? A. cây lương thực B. cây ăn quả C. cây công nghiệp D. cây rau, đậu Câu 42: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á kể từ sau những năm 1990 là A. nông nghiệp sang công nghiệp B. nông nghiệp sang dịch vụ C. nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ D. công nghiệp sang dịch vụ Câu 43: Nhật Bản tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm? A. tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận cao B. tự chủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp C. đảm bảo nguồn lương thực trong nước D. tăng năng suất và chất lượng nông sản Câu 44: Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta là có? A. nhiều bãi triều, ô trũng ngập nước B. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ C. nhiều đầm phá và các cửa sông rộng lớn D. diện tích mặt nước lớn ở các đồng ruộng Câu 45: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của Đông Nam Á? A. là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn B. nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương C. nằm ở Đông Nam của châu Á D. là cầu nối giữa các lục địa Á – Âu – Ô-trây-li-a Câu 46: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ là do? A. đây là vùng có GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước B. đây là vùng có cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác  C. đây là vùng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng sự phát triển chưa tương xứng và vì  lãnh thổ hẹp D. sức ép dân số lên các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường Câu 47: Cho biểu đồ:   TỈ SUẤT SINH THÔ CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC THỜI KÌ 1950 - 2015 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết biểu đồ trên thể hiện nội dung gì? A. Cơ cấu tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950-2015 B. quy mô và cơ cấu tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950-2015 C. sự thay đổi tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950-2015 D. tốc độ tăng trưởng tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950-2015 Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ( năm 2007) của nước ta là? A. Hà Nội, Hạ Long, Huế, TP. Hồ Chí Minh B. Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh C. Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh D. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh Câu 49: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi nước ta? A. số lượng tất cả các loài vật nuôi ở nước ta đều tăng ổn định B. hình thức chăn nuôi trang trại ngày càng phổ biến C. sản xuất hàng hóa là xu hướng nổi bật trong chăn nuôi D. tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng Câu 50: Các cảng biển quan trọng hàng đầu của nước ta hiện nay tập trung ở? A. ĐB sông Hồng và Bắc Trung Bộ  B. DH Miền Trung và Đông Nam Bộ C. ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ  D. Bắc Trung Bộ và ĐB sông Cửu Long Câu 51: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long vào mùa khô là? A. xâm nhập mặn và phèn B. thiếu nước ngọt C. thủy triều tác động mạnh D. cháy rừng Câu 52: Nhận định nào sau đây không đúng về tài nguyên đất ở ĐB sông Hồng? A. đất là tài nguyên có giá trị hàng đầu của vùng B. khoảng 50% đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp C. đất chua phèn, nhiễm mặn của vùng ít hơn nhiều so với ĐBSCL D. do canh tác chưa hợp lí nên ở nhiều nơi đã xuất hiện đất bạc màu Câu 53: Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng nhanh chủ yếu là do? A. khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên B. tận dụng tốt thế mạnh nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động không ngừng được nâng cao C. đường lối mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng cùng với các chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển D. Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức như ASEAN, APEC, WTO… Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản ở nước ta tập trung tại? A. DH Nam Trung Bộ  B. Đông Nam Bộ C. ĐB sông Hồng D. ĐB sông Cửu Long Câu 55: “ Trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp” là đặc điểm nổi bật của nhóm nước? A. công nghiệp mới  B. kinh tế đang phát triển C. chậm phát triển  D. kinh tế phát triển Câu 56: Trung du và miền núi Bắc bộ có nguồn thủy năng lớn là do? A. địa hình dốc và sông ngòi có lưu lượng nước lớn B. nhiều sông ngòi, mưa nhiều C. đồi núi cao, mặt bằng rộng mưa nhiều D. địa hình dốc, lắm thác ghềnh, nhiều phù sa Câu 57: Cho bảng số liệu Dân số và dân số thành thị nước ta giai đoạn 1995 – 2014 (Đơn vị: triệu người) Để thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Kết hợp                       B. Tròn C. Cột chồng                   D. Miền Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến quốc lộ nào sau đây không kết nối Tây Nguyên với DH Nam Trung Bộ? A. Quốc lộ 20                 B. Quốc lộ 25  C. Quốc lộ 24                 D. Quốc lộ 19 Câu 59: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ĐB sông Hồng là vì? A. do tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú B. do sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường C. do đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế D. do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy được thế mạnh của vùng Câu 60: Thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo ở nước ta không thể hiện qua việc? A. dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp B. một số đảo, quần đảo thuộc chủ quyền nước ta có các di tích lịch sử , văn hóa, cách mạng và phong cảnh đẹp C. vùng biển ấm quanh năm, các hoạt động thể thao dưới nước có thể phát triển D. vùng biển nước ta có độ muối trung bình khoảng 30 – 33%0 Câu 61: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có qui mô lớn nhất ( năm 2007) vùng DH Nam Trung Bộ là? A. Đà Nẵng                     B. Quy Nhơn C. Phan Thiết                  D. Nha Trang Câu 62: Vùng kinh tế trọng điểm không có đặc điểm đặc trưng nào sau đây? A. có tỉ trọng lớn trong GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển kinh tế nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác B. có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra cả nước C. bao gồm phạm vi nhiều tỉnh / thành phố và tương đối ổn định theo thời gian D. hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung nhiều tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. Câu 63: Từ vĩ tuyến 160B xuống phía Nam nước ta, gió mùa đông về bản chất là? A. gió mùa Tây Nam   B. gió mùa Đông Nam C. gió tín phong bán cầu Bắc D. gió mùa Đông Bắc Câu 64: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5 hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Trung Quốc? A. Yên Bái                       B. Cao Bằng C. Lạng Sơn                    D. Lai Châu Câu 65: Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do? A. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao B. tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và quá trình đổi mới C. năng suất lao động nâng cao D. chuyển dịch hợp lí cơ cấu lãnh thổ Câu 66: Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng A. tiếp giáp lãnh hải B. đặc quyền kinh tế biển C. lãnh hải D. thềm lục địa Câu 67: Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do? A. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu ít bị sa bồi B. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn C. có nhiều vũng vịnh rộng D. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ Câu 68: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông ngòi ở khu vực nào sau đây của nước ta có đặc điểm nhỏ, ngắn và chảy chủ yếu theo hướng Tây – Đông? A. Bắc Trung Bộ   B. Đồng bằng Sông Hông C. Đông Nam Bộ   D. Trung du và miền núi Bắc Bộ Câu 69: Biện pháp vững chắc và hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là? A. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm B. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ C. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp D. hạ giá thành sản phẩm Câu 70: Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do? A. thị trường thế giới ngày càng mở rộng B. đa dạng hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu C. tăng cường nhập nhập khẩu dây chuyền, máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng D. sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí Câu 71: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết cao nguyên nào có độ cao trung bình lớn nhất ở Tây Nguyên? A. Bảo Lộc                      B. Đắk Lắk  C. Mơ Nông                    D. Lâm Viên Câu 72: Việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ, bởi vì nó góp phần? A. tạo ra cơ cấu ngành kinh tế của vùng B. giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội của vùng C. khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển của vùng D. tạo ra cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian của vùng Câu 73: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây? A. Gia Lai, Đắk Lắk B. Lâm Đồng, Đắk Lắk C. Lâm Đồng, Gia Lai   D. Kon Tum, Gia Lai Câu 74: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là? A. thay đổi giống cây trồng B. phát triển các mô hình kinh tế trang trại C. xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Câu 75: Cho bảng số liệu sau GDP và tốc độ tăng trưởng của GDP của Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2014 Từ số liệu ở nảng trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây chính xác về tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 2010 – 2014? A. thấp và không ổn định B. thấp và tăng đều        C. cao và ổn định D. cao nhưng giảm đều Câu 76: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây, không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Lao Bảo                      B. Bờ Y C. Cầu Treo                     D. Cha Lo Câu 77: Cho biểu đồ:   CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG NĂM 2000 VÀ 2014. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta năm 2000 và 2014. A. Đồng bằng sông Cửu Long luôn có sản lượng thủy sản khai thác đứng đầu cả nước. B. ĐB sông Cửu Long và DH Nam Trung Bộ tỉ trọng đều có xu hướng tăng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2014 có tỉ trọng lớn thứ hai. D. Tỉ trọng các vùng còn lại của nước ta có xu hướng tăng. Câu 78: Thách thức nào sau đây không phải của ASEAN hiện nay? A. trình độ phát triển còn chênh lệch  B. tình trạng đói nghèo và đô thị hóa tự phát C. các vấn đề tôn giáo và hòa hợp dân tộc  D. vấn đề người nhập cư Câu 79: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh duy nhất thuộc vùng TD và MN Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ( năm 2007) là? A. Quảnh Ninh                 B. Bắc Ninh   C. Phú Thọ                      D. Vĩnh Phúc Câu 80: Cho bảng số liệu Giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 ( Đơn vị: tỉ USD) Từ số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất – nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 A. tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cao hơn so với tổng kim ngạch cũng như giá trị kim ngạch nhập khẩu B. về cán cân ngoại thương, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu C. mức tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân năm có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây D. so với các năm còn lại, năm 2010 có giá trị nhập siêu lớn nhất  

Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do A. không khí càng nhiều, nên sức nén giảm, khiến khí áp giảm. B. không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khiến khí áp giảm. C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên, khiến khí áp giảm. D. không khí càng khô nên nhẹ hơn, khiến khí áp giảm. Câu 2: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố A. khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.  B. nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng. C. gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng. D. khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng. Câu 3: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ cấu dân số theo giới? A. Nước phát triển nữ nhiều hơn nam.  B. Biến động theo thời gian. C. Nước đang phát triển nữ nhiều hơn nam.   D. Khác nhau ở từng nước Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về nguyên nhân thay đổi khí áp? A. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp giảm.  B. Nhiệt độ tăng, khí áp tăng. C. Nhiệt độ giảm, không khí co lại nên khí áp tăng. D. Càng lên cao, khí áp giảm. Câu 5: Phát biểu nào không đúng với lượng mưa phân bố trên Trái Đất? A. Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới.   B. Mưa càng ít, khi càng về hai cực Bắc và Nam. C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo D. Mưa nhiều ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam. Câu 6: Hướng hoạt động của gió Mậu dịch là A. tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam. B. đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam. C. tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam. D. đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam. Câu 7: Nhân tố nào đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất? A. Khí hậu.  B. Sinh vật. C. Thời gian.  D. Địa hình. Câu 8: Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, có vai trò quyết định tớí A. lượng chất dinh dưỡng trong đất.  B. đặc tính lí, hóa và độ tơi xốp của đất. C. khả năng hút nước của đất. D. thành phần tính chất của đất. Câu 9: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. B. số dân trung bình cùng thời điểm. C. gia tăng cơ học D. nhóm dân số trẻ. Câu 10: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần phát triển tốt trên loại đất nào sau đây? A. Đất feralit đồi núi.  B. Đất ngập mặn. C. Đất chua phèn D. Đất phù sa ngọt. Câu 11: Động lực làm tăng dân số thế giới là A. tỉ suất tử thô.   B. gia tăng dân số tự nhiên. C. tỉ suất sinh thô.  D. gia tăng cơ học Câu 12: Gió mùa là loại gió A. thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam, tính chất của gió là nóng ẩm. B. thổi vào mùa đông theo hướng đông bắc, tính chất của gió là lạnh khô. C. thổi theo mùa, hướng và tính chất của gió ở hai mùa trái ngược nhau. D. thổi quanh năm, hướng và tính chất của gió hầu như không thay đổi. Câu 13: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA PHÁP, MÊ HI CÔ VÀ VIỆT NAM, NĂM 2000. Vẽ biểu đồ nào để thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mêhicô và Việt Nam, Năm 2000. A. đường.                           B. tròn. C. kết hợp.                         D. cột. Câu 14: Đặc điểm nào sau đây đúng với gió Mậu dịch? A. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh khô, hướng gió thay đổi theo mùa B. Thổi quanh năm, hướng gió gần như cố định, tính chất chung là ẩm ướt. C. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, hướng gió thay đổi theo mùa D. Thổi quanh năm, hướng gió gần như cố định, tính chất chung là khô. Câu 15: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là A. gia tăng cơ học B. gia tăng dân số. C. quy mô dân số. D. gia tăng dân số tự nhiên. Câu 16: Phạm vi hoạt động của gió Tây ôn đới là A. thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới. B. thổi từ áp cao cực về áp thấp xích đạo.                     C. thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo. D. thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.        II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió fơn. Câu 2: (3,0 điểm) a. Phân biệt: Tỉ suất sinh thô và Tỉ suất tử thô. b. Nêu ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.